Phương Đông Hình_tượng_hươu_nai_trong_văn_hóa

Trung Quốc

Trong văn hóa Trung Quốc, hươu cũng giữ một vị trí quan trọng. Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, loài hươu được sinh ra từ ánh hào quang của viên ngọc quý, nó có cơ duyên mang lại vạn điều tốt lành. Thiên lộc là một loài hươu có tuổi thọ khá cao, trên thân có nhiều đốm hoa ngũ sắc. Chỉ khi đấng quân vương trong thiên hạ trị nước bằng hiếu đạo thì loài hươu này mới xuất hiện. Còn có một loại hươu khác gọi là bạch lộc (hươu trắng) cũng là loại thú tượng trưng cho sự cát tường, thường cũng xuất hiện cùng bậc tiên nhân. Hươu trắng có thể sống tốt hơn một nghìn năm. Khi sống được khoảng 500 tuổi, màu lông của hươu dần chuyển sang màu trắng, trở thành hươu trắng. Tương truyền, cuối đời, Lão Tử đã cưỡi trên một con hươu trắng (Bạch lộc) đi về phương nào chẳng rõ. Khi đấng quân vương ổn định được nền chính trị cuộc sống trăm dân an lành tất hươu trắng xuất hiện.

Một con nai

Người Trung Quốc thường lấy dùng từ đuổi hươu (trục lộc) để nói về sự tranh giành trong thiên hạ (Trục lộc Trung Nguyên). Hươu trở thành vật tượng trưng cho cơ đồ. Việc săn hươu là ám chỉ của hoạt động tranh đoạt thiên hạTrung Quốc (Trục lộc Trung Nguyên) xuất phát từ điển tích chém rắn, đuổi hươu của Lưu Bang, cũng đồng thời được nhắc đến trong tác phẩm Lộc đỉnh ký của nhà văn Kim Dung.

Chữ "鹿" (lộc- hươu nai) và chữ "禄" (lộc- phúc lộc) đồng âm, do vậy hươu được xem là tượng trưng cho phúc lộc. Trong một số bức tranh cát tường thường vẽ 100 cái đầu hươu, gọi là Bách lộc. Khi vẽ con hươu và con Dơi cạnh nhau thể hiện phúc lộc song toàn vẽ con hươu và hãi chữ Phúc- Thọ biểu thị ý nghĩa Phúc- Lộc- Thọ. Hươu cũng là vật tượng trưng cho sự trường thọ. Do vậy, trong các bức tranh chúc thọ truyền thống thường vẽ con hươu cùng Thọ tinh. Loài hươu Elaphurus davidianus ở Trung Quốc là loài vật làm nền tảng cho sinh vật Tứ Bất Tượng (bốn điểm không giống) là thú cưỡi của Khương Tử Nha, sừng giống hươu nhưng không phải hươu, mặt giống ngựa nhưng không phải ngựa, tiếng kêu giống nhưng không phải bò, đuôi giống lừa nhưng không phải lừa[2]

Người Trung Quốc còn có thành ngữ Chỉ hươu nói ngựa kể về câu chuyện ở Trung Quốc, sau khi Lý Tư bị giết, Tần Nhị Thế phong Triệu Cao làm Trung thừa tướng, tước An Vũ hầu, nằm hết quốc chính. Từ đó ông có mưu đồ làm loạn xưng vương, nhưng sợ lòng người không phục, bèn nghĩ cách thử lòng. Tháng 8 năm 207 TCN, ông cho người dắt con hươu đi qua dâng lên Nhị Thế và bảo đó là con ngựa. Nhị Thế cho rằng nó là con hươu nhưng nhiều đại thần đều hùa theo nói là ngựa,[3] chỉ có một số ít không chịu, khẳng định là hươu nhưng không đáng kể. Nhị Thế tưởng là ngựa thật, nghĩ mình loạn óc, bèn vào Vọng Di cung trai giới. Còn những người nói thật đều bị Triệu Cao để bụng trả thù.

Trong văn hóa đại chúng Trung Quốc, hươu là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài và khả năng chịu đựng tốt, là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ. Cách đọc tiếng hươu trong tiếng Trung Quốc cũng gần giống vỡi cách đọc của từ thu nhập. Chính vì vậy, loại động vật này cũng là biểu tượng của sự sung túc, giàu có. Trong nghệ thuật Trung Quốc, hươu cũng thường gắn liền với các chức quan tòa án, biểu tượng của sự công bằng, lẽ phải, danh tiếng và sự nghiệp thành công.[4]

Việt Nam

Ở Việt Nam, nai tượng trưng cho sự nhút nhát và thơ ngây, qua câu thơ: Con nai vàng ngơ ngác, đạp lên lá vàng khô (tiếng thu)

Việt Nam, con nai tượng trưng cho tính hiền lành, nhút nhát và thơ ngây.[1][5] Những câu từ lóng như nai tơ (hay nai tơ ngơ ngác) dùng để ví von về những người thiếu sự trải nghiệm, nhất là trong chuyện tình dục[6][7][8][9][10] Bên cạnh đó câu ví von: Cáo già giả dạng nai tơ[11] hay cụm từ giả nai hay con nai ngơ ngác dùng để ám chỉ những kẻ lão luyện từng trải, sành sõi nhưng làm ra vẻ thơ ngây trong trắng.[12][13][14]

Tuy nhiên, người miền núi thì có thành ngữ Nghịch như hươu như nai và hay ví về người hư hỏng vì hươu nai là loài thú rừng hay phá hoại mùa màng, giẫm nát lúa ngô.[15] Người Việt Nam cũng có thành ngữ vẽ đường cho hươu chạy ý chỉ đến việc bày vẽ cho người khác làm những việc không tốt.[16] Gần đây, cụm từ này được dùng nhiều trên các phương tiện truyền thông khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến tính dục như giáo dục giới tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử...[17][18]

Nhà thơ Lưu Trọng Lư trong bài thơ Tiếng thu đã có câu thơ đầy hình tượng và trứ danh:

Con nai vàng ngơ ngácĐạp lên lá vàng khô

Trong văn học có tác phẩm Con nai đen của nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhanh chóng được công chúng yêu mến văn nghệ thời ấy đón nhận[19]. Nhiều địa danh ở Việt Nam được đặt theo tên con nai như: phường Hố Nai, Nhà Nai, Hang Nai, sông Đồng Nai, Đồng Nai...[20]

Các dân tộc khác

Trong truyền thuyết của người Khuyển Nhung có kể lại sự kiện Mục Vương dự tính việc chinh phạt Khuyển Nhung, Sái công Mưu Phụ can gián nhưng Mục Vương không nghe, sau ra quân thảo phạt, giành được chiến thắng bất ngờ, bắt sống năm vua Khuyển Nhung, đoạt được bốn con sói trắng và bốn con hươu trắng. Vùng Hallasan tại Hàn Quốc có một hồ miệng núi lửa tại Hallasan gọi là Baengnokdam (백록담/白鹿潭, Bạch Lộc đàm), nghĩa là "đầm hươu trắng". Có một truyền thuyết gắn với tên gọi của hồ là những người đàn ông đến từ thế giới khác đã đi xuống từ thiên đường để vui chơi với hươu trắng. Ở Lào, Hươu Rucervus Schomburgki được cho là biểu tượng sức mạnh của ma thuật và chữa bệnh. Chúng bị tìm kiếm, săn bắn bởi những kẻ buôn bán thuốc lang băm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_hươu_nai_trong_văn_hóa http://www.dafeng.js.cn/zt2011/mlst/lwh/48859.shtm... http://www.nguontin24.com/Hinh-su/Ba-lao-ban-ma-tu... http://www.utexas.edu/courses/sami/diehtu/siida/re... http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/choi-blog/d... http://icr.arcticportal.org/index.php?option=com_c... http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=5... http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nguoitrongcuoc/200... http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1120&p=&id... http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/duoc-giao... http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/kinh-hoang...